Xem phim The Big Short 2015 – Phim hay về thị trường tài chính

The Big Short là một phim tiểu sử hài của Mỹ được công chiếu vào năm 2015. Phim do Adam McKay đạo diễn và đồng biên kịch, dựa trên cuốn sách cùng tên của Michael Lewis. Nội dung phim xoay quanh bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, tập trung làm rõ nguyên nhân khủng hoảng từ bong bóng bất động sản.

Phim được đề cử 05 giải Oscarvà đã giành chiến thắng Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất.

Đạo diễnAdam McKay
Sản xuấtDede Gardner, Jeremy Kleiner, Arnon Milchan, Brad Pitt
Kịch bảnAdam McKay, Charles Randolph
Dựa trênThe Big Short
của Michael Lewis
Diễn viênChristian Bale, Steve Carell, Ryan Gosling, Brad Pitt
Âm nhạcNicholas Britell
Quay phimBarry Ackroyd
Dựng phimHank Corwin
Hãng sản xuấtPlan B Entertainment, Regency Enterprises
Phát hànhParamount Pictures
Công chiếu12 tháng 11, 2015 (AFI Fest) 11 tháng 12, 2015 (United States)
Độ dài130 phút
Quốc giaHoa Kỳ

Mời các bạn xem phim The Big Short

Module cannot be rendered as the requested content is not (longer) accessible. Contact the administrator to get access.

Vài cảm nhận cá nhân

Một vài trang tin nhận định các nhân vật chính của phim là kẻ mưu mô hay kẻ cơ hội. Bản thân mình có nhận định hoàn toàn khác. Bạn hãy xem phim và cảm nhận những gì mà các nhân vật đã chịu đựng trong hơn hai năm. Họ chịu rất nhiều áp lực từ sự mỉa mai, áp lực về tài chính và áp lực về lẽ phải.

Nếu ai nghĩ rằng các nhân vật là kẻ xấu khi kiếm tiền dựa vào sự đổ vỡ của nền kinh tế. Thì có lẽ “ai đó” chỉ là 1 con mọt sách, không hiểu về thị trường tài chính. Hoặc bạn không tham gia thị trường tài chính như Ben Rickert hay như Burray ở cuối phim. Còn nếu bạn đã tham gia thị trường, thì chỉ có thắng hoặc thua, không có chuyện tất cả đều thắng.

Bản thân mình nếu có thể phân tích được như Burray thì cũng không dám chơi lớn như anh ấy. Nếu có điều kiện như Mark Baum thì chơi, còn không thì chơi nhỏ nhỏ thôi. Anh em nào tham gia thị trường thì cũng nhớ nha. Lượng sức mình. Cẩn thận. Coi chừng. Còn cái nịt.

Giải thích vài thuật ngữ có liên quan trong phim

Short = Bán khống

Trong thị trường tài chính, ngoài việc mua bán đơn thuần theo giá trị của các mã sản phẩm, sẽ có thêm thị trường MUA BÁN KHỐNG. Ở thị trường này, bạn sẽ có 2 vị thế là Long = Mua khốngShort = Bán khống. Chúng ta sẽ ví dụ minh họa của Short = Bán khống sau đây.

Mã cổ phiếu ABC hiện đang có giá $100 vào ngày 01/01/2005 và trong xu hướng tăng giá. Bạn dự đoán là mã này sẽ tăng đến $400 và sau đó sẽ giảm. Bạn đặt 1 lệnh Short ở $400 với số lượng là 1 triệu cổ phiếu, đòn bẩy 20 lần. Điều đó có nghĩa là:

  • Nếu cổ phiếu không tăng lên $400 thì lệnh Short của bạn không có hiệu lực. Bạn vẫn phải chịu một mức phí nhất định để duy trì cho lệnh đặt này. Trong phim, từ năm 2005 đến năm 2007 là hai năm, và số lượng mua khống rất lớn nên phí duy trì rất lớn.
  • Nếu cổ phiếu tăng đến $400 và tiếp tục tăng, không giảm thì lệnh Short của bạn có hiệu lực, nhưng bạn sẽ bị lỗ. Vì bạn dự đoán sai, giá không giảm mà còn tăng. Lúc này bạn lỗ nặng do số lượng cổ phiểu nhiều và đòn bẩy lớn. Nếu không cắt lỗ thì bạn có thể mất hết số tiền.
  • Nếu cổ phiếu tặng đến $400 và giảm liên tục. Bạn đúng. Trong phim, các cổ phiếu giảm về 0 và nhiều công ty phá sản. Nên các nhân vật trong phim lời rất nhiều.

Nhân vật chính trong phim thực hiện giao dịch CDS với các ngân hàng để thực hiện lệnh Short này.

CDO = Nghĩa vụ nợ thế chấp

Nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO) là một sản phẩm tài chính có cấu trúc phức tạp, được đảm bảo bởi một nhóm các khoản vay và các tài sản khác và được bán cho các nhà đầu tư tổ chức. CDO không phải là 1 sản phẩm cơ sở ban đầu, nó là 1 sản phẩm phái sinh.

Bạn có thể hiểu nôm na là CDO được ngụ ý trong phim là 1 thứ sản phẩm không có giá trị, nhưng được nhàu nắn, pha trộn bởi các tổ chức tài chính và biến nó thành 1 thứ sản phẩm có lợi nhuận cao và rủi ro thấp.

Tóm tắt nội dung phim The Big Short

Michael Burry

Năm 2005, nền kinh tế Mỹ và thị trường bất động sản đang phủ đầy màu hồng. Nhân vật trung tâm của phim, Michael Burry là giám đốc điều hành quỹ đầu tư Scion Capital. Anh ít giao tiếp với mọi người, chỉ tập trung vào công việc phân tích tài chính và đam mê nhạc rock. Sau một thời gian dài nghiên cứu, anh nhận định “gây sốc” là trong năm 2007 thị trường bất động sản sẽ sụp đổ.

Là 1 nhà đầu tư, anh bắt đầu tiến hành quá trình kiếm tiền với dự đoán của mình. Anh đến các ngân hàng lớn ở phố Wall, đề nghị làm hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, gọi tắt là CDS. Anh đặt cược là các MBS (Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp) sẽ giảm. Và tất nhiên là các ngân hàng rất khoái chí rồi, vì làm thế quái nào mà MBS giảm được khi thị trường luôn tăng trong nhiều năm liên tục. Thế là, Burry đã ký được rất nhiều CDS với các ngân hàng.

Hai năm trôi qua, thị trường bất động sản vẫn không xoay chuyển. Các nhà đầu tư rất nóng ruột và đã đòi rút tiền khỏi quỹ đầu tư. Burry không cho phép họ rút tiền, và họ kiện anh. Burry chịu nhiều áp lực, và có khi đã định bỏ cuộc. Cuối cùng thì thị trường cũng đổ vỡ, CDS của anh trị giá hơn 1 tỷ đô la với mức lợi nhuận 489%. Anh quyết định giải thể quỹ đầu tư và sống cuộc sống êm đềm cùng vợ con.

Jared Vennett và Mark Baum

Thông tin CDS của Burry bị thị trường chê cười. Nhưng có 1 môi giới cấp cao của Deutsche Bank là Jared Vennett nhận thấy phân tích của Burry là chính xác. Anh bắt đầu kêu gọi các quỹ đầu tư để kiếm hoa hồng. Hầu hết các quỹ đều từ chối, chỉ có quỹ đầu tư FrontPoint Partners của Mark Baum nóng tính là nhận thấy cơ hội.

Mark Baum đến Miami để khảo sát thực tế. Mọi thứ diễn ra đúng như dự đoán của Burry. Các căn nhà đều không có người ở, các khoản nợ lâu ngày. Một vũ nữ thoát y mua đến 5 căn nhà mà không hề hiểu biết về tài chính. Bọn môi giới bất động sản thì không ngừng tìm khách hàng. Còn các công ty giám định thì chấp nhận tất cả hồ sơ vay mua nhà.

Trong cuộc gặp gỡ tại Hội nghị chứng khoán thế giới, những môi giới chứng khoán thừa nhận với Mark Baum việc dẫn dắt thị trường để tăng giá trái phiếu bất động sản và CDO. Trong khi chúng không hề mua loại những mã sản phẩm đó.

Thế là , Mark quyết định mua CDS.

Vào đầu năm 2007, khi các khoản vay này bắt đầu vỡ nợ, giá CDO bằng cách nào đó đã tăng lên và các cơ quan xếp hạng từ chối hạ xếp hạng trái phiếu. Baum phát hiện ra xung đột lợi ích và sự thiếu trung thực giữa các cơ quan xếp hạng tín dụng từ một người quen tại Standard & Poor’s.

Vennett mời nhóm tham gia Diễn đàn chứng khoán hóa Hoa Kỳ ở Las Vegas, nơi Baum học được từ một người quản lý CDO rằng thị trường bảo hiểm trái phiếu thế chấp, bao gồm cả “CDO tổng hợp”, là loại đặt cược có lợi cho trái phiếu thế chấp bị lỗi, lớn hơn đáng kể so với thị trường đối với chính các khoản vay thế chấp, khiến Baum kinh hoàng khi nhận ra toàn bộ nền kinh tế thế giới sắp sụp đổ.

Khi trái phiếu dưới chuẩn tiếp tục giảm, Baum biết rằng Morgan Stanley, công ty mà FrontPoint điều hành, cũng đã có những lập trường chống lại các công cụ phái sinh thế chấp. Tuy nhiên, để bù đắp rủi ro và phí bảo hiểm hàng tháng, nó đã mua các công cụ phái sinh thế chấp được đánh giá cao hơn.

Giờ đây, những đồng này cũng đang giảm giá trị, Morgan Stanley đang phải đối mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Bất chấp áp lực từ các nhân viên của mình để bán vị trí của họ trước khi Morgan Stanley sụp đổ, Baum từ chối bán cho đến khi nền kinh tế trên bờ vực sụp đổ, kiếm được hơn 1 tỷ đô la trong các giao dịch hoán đổi của họ.

Mặc dù vậy, Baum rất đau lòng vì các ngân hàng cũng như chính phủ không thừa nhận sai lầm đã khiến nền kinh tế sụp đổ, mà thay vào đó đổ lỗi cho “người nhập cư và người nghèo”.

Charlie và Jamie

Các nhà đầu tư trẻ Charlie GellerJamie Shipley tình cờ phát hiện ra một bài thuyết trình kêu gọi đầu tư của Vennett trên bàn cà phê ở sảnh của một ngân hàng đầu tư lớn. Và nó hoàn toàn thuyết phục họ đầu tư vào CDS, vì nó phù hợp với chiến lược mua bảo hiểm giá rẻ của họ với các khoản thanh toán tiềm năng lớn.

Nhưng quỹ của họ quá nhỏ, dưới ngưỡng vốn đối với Thỏa thuận chính ISDA cần thiết để tham gia vào các giao dịch như Burry’s và Baum’s. Họ tranh thủ sự hỗ trợ của nhà giao dịch chứng khoán đã nghỉ hưu Ben Rickert.

Khi giá trị trái phiếu và CDO tăng lên bất chấp giá trị mặc định, Geller nghi ngờ các ngân hàng có hành vi gian lận. Bộ ba đến tham dự Diễn đàn Chứng khoán hóa Hoa Kỳ. Và họ biết rằng SEC không có quy định nào để giám sát hoạt động thế chấp đảm bảo.

Khi các chỉ số rủi ro tăng lên, kỳ lạ thay, giá trị của CDO và trái phiếu thế chấp không thay đổi. Họ nhận ra rằng các ngân hàng và cơ quan xếp hạng đang duy trì giá trị của CDO để bán và bán khống chúng trước khi sụp đổ xảy ra.

Kinh hoàng, họ cố gắng thông báo cho báo chí về thảm họa sắp tới và nạn lừa đảo tràn lan, nhưng một người bạn đồng thời là cây bút của The Wall Street Journal đã từ chối vì lợi ích cá nhân. Khi thị trường bắt đầu sụp đổ, Ben, đang đi nghỉ ở Anh, đã bán các giao dịch hoán đổi của giúp cho hai chàng trai trẻ với giá 80 triệu đô la.

0989 333 069
Chat Zalo