Bạn nghe đến AMP và bạn đang thắc mắc “AMP là gì?” và “Có nên dùng AMP cho website hay không?”. Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về AMP và giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.
AMP là gì?
AMP là viết tắt của cụm từ Accelerated Mobile Pages, dịch nôm na là CÁC TRANG ĐƯỢC TĂNG TỐC TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG. Đó là các trang có dung lượng nhẹ được thiết kế để cung cấp cho người dùng thiết bị di động trải nghiệm nhanh, dễ đọc và hấp dẫn hơn.
Bình thường, khi bạn truy cập 1 trang website, bạn sẽ phải đợi trang đó tải các thông tin như chữ, hình ảnh, video, form… Và khi đã tải xong hết các thành phần trên (hoặc xong lazy load) thì bạn mới xem được nội dung.
Trong khi đó, khi một người click vào một trang dưới dạng AMP thì kết quả của trang đó sẽ được hiện ra gần như ngay lập tức. AMP hoạt động bằng cách load trang với HTML và JavaScript tổi thiểu. Nội dung của bạn sẽ được host trên Google AMP Cache. Google sau đó có thể tải lên bản cache này cho người dùng ngay lập tức khi họ click vào kết quả tìm kiếm.
Lý do ra đời của AMP
AMP là một dự án do Google hậu thuẫn với mục đích tăng tốc độ phân phối nội dung thông qua việc sử dụng mã rút gọn được gọi là AMP HTML. Nói một cách đơn giản, AMP là một cách để xây dựng các trang web cho nội dung tĩnh, cho phép các trang tải và hiển thị nhanh hơn nhiều so với HTML thông thường.
AMP là con bài để Google cạnh tranh với đối thủ là Facebook Instant Articles. Mạng xã hội Facebook sử dụng Facebook Instant Articles để lưu trữ và hiển thị nội dung của nhà xuất bản khi sử dụng nền tảng Facebook. Và điều này giúp quá trình hiển thị thông tin nhanh hơn so với mở trực tiếp 1 trang website tương tự trên thiết bị di động.
Facebook Instant Articles là 1 công nghệ đóng, chỉ dùng trên Facebook. Còn AMP là 1 công nghệ mở, bạn có thể dùng AMP trên Pinterest hoặc Twitter, nhưng Google vẫn là nơi được sử dụng nhiều nhất cho đến hiện tại.
Ưu điểm của AMP
Tóm gọn trong một chữ: NHANH. Có lẽ đó lợi ích lớn nhất và rõ ràng nhất mà AMP mang lại.
Mặc dù AMP không phải là một yếu tố xếp hạng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nhưng tốc độ là một yếu tố và AMP mang lại trải nghiệm web nhanh chóng, đáng tin cậy. Điều này cũng góp phần cải thiện thứ hạng của trang AMP khi người dùng tìm kiếm. Phần này có thể thay đổi theo thời gian, và không có 1 căn cứ chắc chắn.
Vậy còn nhược điểm của AMP?
Để phục vụ cho mục tiêu tốc độ load, AMP bỏ qua rất nhiều thành phần của website. Và đây là một số thực tế đối với bản thân mình:
AMP không hiển thị quảng cáo
Dù trong Google Adsense có phần quản trị AMP, nhưng rõ ràng là khi mình truy cập phiên bản AMP, mình không thấy 1 quảng cáo Adsense nào. Khà khà. Bạn tạo ra 1 website để kiếm tiền từ quảng cáo, và AMP không load quảng cáo. Đây có lẽ là lý do lớn nhất để mình xóa cài đặt AMP.
AMP không hiển thị được video stream từ OneDrive
Bên cạnh các bài viết chữ và hình ảnh, mình có tạo ra một số bài viết về video giới thiệu phim. Mình lưu trữ file trên OneDrive Business của mình và sử dụng plugin Share-One-Drive để hiển thị trên website.
Và ở phiên bản AMP, không có video nào được hiển thị. Khà khà. Đã đủ lý do để xóa AMP rồi nha.
Có nên dùng AMP cho website của bạn không?
Với những thông tin mình cung cấp, có thể bạn đã tìm được câu trả lời cho riêng bạn. Có nhiều bạn sẽ hướng dẫn cách cài đạt AMP. Còn đối với mình, thì mình sẽ chỉ bạn cách để xóa AMP sau khi đã “lỡ” cài đặt nha.
Bước 1. Vô hiệu hóa plugin AMP
Để hiển thị AMP thì bạn phải cài đặt plugin có tên là AMP. Và để xóa AMP, thì bạn cần làm điều ngược lại. Ngừng kích hoạt và xóa plugin AMP khỏi website của bạn.
Bước 2. Cài đặt plugin Redirection
Vì các link AMP vẫn đang hiển thị trên Google Search nên bạn cần phải chuyển hướn các link AMP này về phiên bản bình thường. Bạn có thể làm thủ công. Nhưng mình thấy cài đặt, kích hoạt và sử dụng plugin Redirection thì thuận tiện hơn.
Bước 3. Thực hiện redirect link AMP
Sau khi cài đặt, bạn vào menu Tools > chọn Redirection. Plugin sẽ có yêu cầu bạn thực hiện vài thao tác cài đặt ban đầu. Bạn cứ bấm next, next… là được.
Bạn chọn Add New để thêm một lệnh redirect mới cho website. Một cửa sổ mới hiện ra, bạn chọn ô Regex và điền thông tin như hình.
Tại ô Source URL:
/(.*)\/amp
Tại ô Target URL:
http://ten-website-cua-ban.com/$1 //nhớ đổi thành tên miền của bạn

Sau đó chọn Add Redirect và kiểm tra kết quả xem đã xóa AMP khỏi website chưa nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có nên sử dụng AMP hay không? Cách xóa AMP khỏi website. Thân chào, và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo cua No Code Building.