Ahrefs: công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất

Nếu bạn cần tìm 1 công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, đó chính là Ahrefs. Nếu bạn làm SEO, bạn không thể không sử dụng Ahrefs. Hiểu và sử dụng Ahrefs là kỹ năng quan trọng trong SEO. Từ đó, bạn có thể phát huy tối đa sức mạnh của công cụ tuyệt vời này. Mình sẽ hướng dẫn lần lượt 2 chức năng quan trọng là Site explorer và Keywords explorer của Ahrefs để bạn nắm rõ. Nào, bắt đầu thôi.

1. Phân tích toàn bộ website đối thủ (Site explorer)

Bạn gõ URL của website đối thủ bạn muốn phân tích vào thanh tìm kiếm. Ahrefs sẽ trả lại kết quả các thông số rất quan trọng để bạn có thể phân tích, vạch ra chiến lược của bạn. Mình sẽ lấy ví dụ website gtvseo.com của Vincent Đỗ để phân tích.

  • Ahrefs Rank: thứ hạng website theo Ahrefs xếp hạng, chủ yếu dựa trên DR.
  • UR: sức mạnh của URL được phân tích, dựa trên toàn bộ hệ thống link của URL đó. Đây chính là chỉ số Ahrefs có liên quan nhất với xếp hạng của Google.
  • DR: sức mạnh của backlink trỏ về toàn bộ tên miền đó.
  • Backlinks: số lượng backlink từ bên ngoài trỏ đến. Backlink càng nhiều và càng chất lượng thì thứ hạng càng cao.
  • Referring domains: số lượng tên miền trỏ đến. Số lượng tên miền càng nhiều thì càng tốt, vì tạo được sự đa dạng trong backlink.
  • Organic keywords: số lượng từ khóa tự nhiên của website. Từ khóa càng nhiều thì website đó có nội dung càng đa dạng, cung cấp nhiều thông tin cho người truy cập.
  • Organic traffic: số lượng truy cập tự nhiên vào website.
  • Traffic value: ước tính giá trị mà lượng truy cập mang đến.

Ngay phía dưới các thông số, Ahrefs cung cấp các biểu đồ lịch sử các thông số. Điều này giúp bạn theo dõi được quá trình phát triển của website qua từng khía cạnh. Hình phía dưới cho thấy lịch sử Organic traffic của website.

Tất cả các thông số này phản ảnh tổng thể sức mạnh của 1 website. Khi bạn click chuột vào Backlinks, Referring domains, Organic keywords thì Ahrefs sẽ phân tích rất chi tiết các thông số này. Hoặc bạn có thể sử dụng menu bên trái để xem chi tiết các thông số tùy chọn.

Ví dụ, tại thông số Referring Domains thì bạn sẽ thấy thông tin chi tiết của từng domain trỏ về website. Cột thông số Links to target sẽ hiển thị chính xác số lượng và điểm danh các backlinks trỏ về. Cột thông số dofollow cho biết có bao nhiêu backlink là dofollow.

Bạn cũng có thể phân tích Organic keyword của website đối thủ, với các bộ lọc như:

  • Position: vị trí của từ khóa trên Google search
  • Volume: số lượng người tìm kiếm trung bình
  • KD: độ khó của từ khóa, giá trị càng lớn thì website của bạn phải mạnh mới có thể lên top Google được
  • CPC: chi phí quảng cáo cost per click của từ khóa
  • Traffic: số lượng truy cập vào website đang phân tích
  • Word count: số lượng từ trong từ khóa
  • SERP: bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của từ khóa, bạn click vào sẽ ra được những website đang đứng top của từ khóa đó

Để lọc kết quả, bạn click vào bộ lọc cần thực hiện và chọn thông số > sau đó chọn Apply. Ví dụ, mình muốn tìm các từ khóa có độ khóa từ 0 đến 0 thì sẽ thao tác như hình và chọn Apply. Danh sách sẽ trả lại kết quả là các từ khóa có độ khóa bằng 0 trên website.

2. Nghiên cứu từ khóa (Keyword explorer)

Muốn nghiên cứu 1 từ khóa bất kỳ, bạn gõ từ khóa vào khung, chọn quốc gia Vietnam và click vào icon tìm kiếm.

Ahrefs trả ra kết quả phân tích về từ khóa với các thông số về độ khó, số lượng tìm kiếm, lượt click, giá quảng cáo CPC…

Menu bên trái sẽ cho bạn các tùy chọn gợi ý từ khóa như:

  • All keyword ideas: tất cả các từ khóa khác có thể liên quan đến từ khóa đang phân tích
  • Phrase match: từ khóa có chứa những chữ giống như từ khóa đang phân tích
  • Having same terms: cùng chung ý tưởng, có liên quan
  • Also rank for: các từ khóa cũng được xếp hạng khi gõ từ khóa đang phân tích
  • Search suggestions: gợi ý tìm kiếm
  • Newly discovered: những từ khóa mới
  • Questions: câu hỏi có chứa từ khóa

Khi bạn chọn 1 tùy chọn bất kỳ, Ahrefs sẽ phân tích và liệt kê ra các từ khóa tương ứng. Ví dụ như hình bên dưới là tùy chọn Phrase match.

Như vậy, với hai chức năng là Site explorer và Keywords explorer của Ahrefs, bạn đã có kha khá chất liệu cho chiến lược SEO và xây dựng content cho website của mình rồi.

Bài viết về hướng dẫn Ahrefs làm công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh của mình đến đây là kết thúc. Chúc bạn luôn vui và thành công trên con đường khởi nghiệp và kinh doanh online.

Thân chào và hẹn gặp lại.

0989 333 069
Chat Zalo